3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập
3.3.2.1 Đối với Quốc hội và Chính phủ 66
Thứ nhất: Ban hành đạo luật riêng cho hoạt động M&A các NHTM.
Hiện nay, vấn đề cần thiết đối với hoạt động M&A chính là hồn thiện hành lang pháp lý về M&A. Với việc ban hành đạo luật riêng cho hoạt động M&A các NHTM sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Đạo luật ra đời cần phải giải quyết được các vấn đề mà hiện hành lang pháp lý về lĩnh vực này còn thiếu, cụ thể như sau:
Cần chú trọng đến quy định về nội dung liên quan đến M&A hơn là việc xác lập về mặt hình thức: Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa, bởi vì hoạt động M&A cịn có nhiều nội dung liên quan đến định giá, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... trong và sau khi M&A. Do vậy, cần phải nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường của nước ta hiện nay nhằm đổi mới hệ thống luật pháp sao cho phù hợp để hoạt động M&A có thể phát triển mạnh hơn.
Các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A cần phải thơng thống và giám sát thời gian xét duyệt: Điều này góp phần hạn chế những thủ tục hành chính nặng nề gây lãng phí thời gian và chi phí thực hiện, cần quan tâm đến quy định về thời gian xử lý, hoạt động này cần được giám sát tránh trường hợp quy định thì ghi rõ thời hạn nhưng cấp có thẩm quyền cứ kéo dài thời gian xem xét nhưng khơng có cơ chế rõ ràng quy định chế tài về kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ nhưng không giải thích rõ lý do. Đây là điểm yếu rất lớn về thủ tục hành chính, nếu có quy định và chế tài rõ ràng sẽ tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh, điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng.
Hồn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động M&A: Theo Luật Cạnh tranh ban hành năm 2004, hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất có thể dẫn tới tập trung kinh tế, dẫn đến những tiêu cực do độc quyền sau hoạt động M&A. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh, Quy định sáp nhập, hợp nhất, mua lại mới ban hành chưa làm rõ các vấn đề về tập trung kinh tế, đặc biệt liên quan đến ngành Ngân hàng. Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thơng báo cho cơ quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành tập trung kinh tế, và trường hợp tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hồn tồn bị cấm. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ trọn gói rất phổ biến. Một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu... Vì vậy, cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ hay theo gói dịch vụ, để tránh trường hợp áp dụng sai có thể dẫn đến không thể tiến hành hoạt động M&A thành công do vi phạm quy định về tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh. Vì tính đặc thù của ngành Ngân hàng trong cạnh tranh từng loại dịch vụ, nên quy định của pháp luật về M&A nên quy định cụ thể, việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, nhằm
tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng cách tính tính để gây nên tình trạng độc quyền. Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế, đặc biệt là của ngành Ngân hàng, vai trị quan trọng khơng chỉ thuộc về Cơ quan quản lý cạnh tranh, NHNN mà cịn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ủy ban Chứng khoán, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
Cần quy định về loại hình M&A đa dạng hơn: Luật Cạnh tranh mới chỉ quy định về loại hình sáp nhập theo chiều ngang, vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định về loại hình sáp nhập theo chiều dọc để tạo điều kiện cho sự phát triển thành tập đồn tài chính...
Quy định rõ về ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động M&A và trách nhiệm của NH đối với quyền lợi của người lao động, cổ đông: Các đối tượng tham gia vào hoạt động M&A bên cạnh chủ thể chính là các ngân hàng thì các tổ chức tư vấn (cơng ty mơi giới, Cơng ty kiểm tốn, chuyên gia, luật sư...) cũng đóng vai trị quan trọng, sự thiếu trách nhiệm và chuyên môn của người tư vấn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Vì vậy, quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho ngân hàng khi tham gia vào loại hình này. Bên cạnh đó, các quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc của ngân hàng đối với người lao động và cổ đông cũng là vấn đề cần thiết để mang lại sự thành công trước và sau M&A.
Thứ hai: Cho phép nâng mức độ tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTM Việt Nam.
Hiện nay tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi khơng q 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Chính phủ quy định tỷ lệ này nhằm bảo vệ hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên nó cũng hạn chế việc tham gia sâu, rộng hơn của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường ngân hàng Việt Nam. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động M&A các ngân hàng của Hàn Quốc cho thấy, nước
này đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần chiếm trên 50% vốn điều lệ, và có những ngân hàng mà chức danh quản lý và điều hành chủ yếu là người nước ngoài. Và như chúng đã thấy hiện Hàn Quốc có khoảng 12 ngân hàng nhưng đã trở thành trụ cột của nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới, một đất nước mà GDP khoảng 1.000 tỷ đô la Mỹ.
Thứ ba: Thành lập một bộ phận chuyên biệt thuộc cơ quan chủ trì tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, để tổ chức thực hiện hoạt động M&A các NHTM.
Hiện Chính phủ đã giao NHNN chủ trì, phối với hợp các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng đề án tái cơ cấu hoạt động ngân hàng. NHNN cần thành lập một bộ phận chuyên biệt để tổ chức thực hiện hoạt động M&A các NHTM. Thành phần của bộ phận này nên là những người am hiểu về hoạt động M&A thuộc các cơ quan như: ủy ban giám sát tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, NHNN, bộ cơng an, bộ tư pháp…, có như vậy thì khi tiến hành hoạt động M&A trên thực tế sẽ được thông suốt.